24/01/2024 | Thương Trần

Một trong những chiêu thức kích cầu đạt hiệu quả cao được rất nhiều Marketer sử dụng đó là giảm giá sản phẩm cho khách hàng. Với chiêu thức này, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được hành vi mua hàng của khách hàng cũ và cả khách hàng mới. Vậy cách tính phần trăm giảm giá như thế nào cho chuẩn nhất? Hãy cùng Proxyv6.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phần trăm giảm giá là gì?

Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất dành cho Marketer 2023

Phần trăm giảm giá là mức giá đã được giảm so với mức giá gốc ban đầu, được biểu diễn dưới dạng làm tròn và kèm theo ký hiệu đơn vị phần trăm (%) phía sau.

Cách tính phần trăm giảm giá thường được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện bán các mặt hàng với số lượng lớn. 

Phần trăm giảm giá hay nói rộng hơn là chương trình giảm giá, đem lại ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp:

  • Tăng lòng trung thành khách hàng
  • Thu hút thêm nhiều khách hàng mới
  • Đạt KPI bán hàng
  • Tăng lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường
  • Xử lý hàng tồn kho, giảm các khoản phí không đáng có trong logistic
  • Tăng thị phần
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu

Cách tính phần trăm giảm giá

Cách tính phần trăm giảm giá được hiểu theo hai công thức như sau:

Cách tính số tiền được giảm sau khi được giảm giá

Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất dành cho Marketer 2023Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá tiền / 100 %

Ví dụ: Tivi Samsung được bán với giá 15.699.000 đồng. Nhân dịp Black Friday, khuyến mãi giảm 10% . Vậy số tiền được giảm sau khi được giảm giá là bao nhiêu?

Cách tính:

Số tiền được giảm khi mua tủ lạnh vào giáng sinh là: (10*15.699.000)/100 = 1.569.000 đồng.

Có nghĩa là khách hàng sẽ tiết kiệm được 1.569.000 đồng nếu mua tủ lạnh SamSung vào dịp Black Friday.

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá 

Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất dành cho Marketer 2023Giá trị gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu

Ví dụ: Khách hàng mua bình giữ nhiệt có giá trị 330.000đ và cửa hàng đã ghi giảm giá 20% so với giá gốc, kiểm tra giá tiền gốc của bình giữ nhiệt đó như thế nào?

Bước 1: Vì được giảm 20%, nên lấy 100% – 20% = 80%

Bước 2: Sau đó, 330.000/ 80% = 412.500 đồng

Có nghĩa, bình giữ nhiệt có giá gốc là 412.500 đồng.

Thời điểm doanh nghiệp nên áp dụng giảm giá sản phẩm

Giảm giá sản phẩm cần được áp dụng đúng thời điểm, đúng mục đích mới đem lại hiệu quả tối đa. Vậy nên áp dụng giảm giá khi nào? Các thời điểm doanh nghiệp nên áp dụng giảm giá có thể đến như:

  • Dịp lễ, Tết – thời điểm người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng cao.
  • Dịp khai trương cửa hàng, khai trương cơ sở mới
  • Khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới
  • Các sản phẩm/dịch vụ hết mùa, sắp hết date, có dấu hiệu tồn kho
  • Đối thủ cạnh tranh đang tung ra thị trường nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.

5 Lưu ý khi sử dụng phần trăm giảm giá

Giảm giá là tốn kém?

Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra cần được đặc biệt chú ý. Bởi nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh thu và lợi nhuận. 

Thậm chí, việc giảm giá cũng đồng nghĩa với việc phải đầu tư vào toàn bộ chiến dịch giảm giá, bao gồm chi phí thiết kế, in ấn, tiếp thị có liên quan,…

Giảm giá có thể “ăn mòn” lợi nhuận

Khách hàng mua được nhiều sản phẩm với giá quá “hời”. Việc cần thiết là doanh nghiệp phải “cân đo đong đếm” sao cho hợp lý, tránh tình trạng âm vốn. 

Một phương án dễ dàng áp dụng là giảm giá được áp dụng cho khách hàng mua với giá trị đơn hàng ở mức nhất định, hay chỉ giảm giá cho khách hàng quen,,..

Giảm giá có thể làm giảm giá trị cảm nhận thương hiệu

Hầu hết tâm lý khách hàng đều cho rằng giá cả đi đôi với chất lượng. Liên kết giữa hai yếu tố này là rất quan trọng. Doanh nghiệp định giá sản phẩm với mức giá rẻ, thậm chí còn có giảm giá đối với các sản phẩm đó sẽ khiến khách hàng có cảm nhận sản phẩm đó không đạt chất lượng cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên có chính sách giảm giá hợp lý.

Thu hút nhầm đối tượng

Phân khúc khách hàng để thực hiện thu hút từng nhóm đối tượng. Mỗi phân khúc khách hàng riêng sẽ có những đặc điểm và hành vi mua hàng riêng. Doanh nghiệp không thể lên chiến dịch giảm giá mà không có đối tượng cụ thể. 

Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp cho việc thực hiện chiến lược giảm giá hay bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng đều mang lại hiệu quả cao.

Khách hàng quá quen với giảm giá

Tung ra hàng loạt các chương trình giảm giá sâu cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến họ phần nào cảm thấy không còn hứng thú. Thậm chí, khách hàng không tin vào việc giảm giá sẽ có lời khi họ mua sản phẩm. Do vậy, việc giảm giá sẽ không đạt hiệu quả.

Kết luận

Chiến lược giảm giá sản phẩm rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động marketing doanh nghiệp. Chiến lược này được các doanh nghiệp đặc biệt sử dụng để kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, Marketer rất cần nắm vững các cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm sao cho chuẩn chỉnh nhất. Chúc bạn thành công!

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các nội dung bài viết liên quan trong mục khác về các mẹo hướng dẫn hữu dụng tại đây: “Dịch vụ marketing”

Để có thể mua Proxy cho IPv6 bạn có thể mua tại website proxyv6.net.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Google

Tags:

Bài viết khác

SOV là gì? Cách đo lường và cải thiện SOV hiệu quả

SOV là gì? Cách đo lường và cải thiện SOV hiệu quả

Trong lĩnh vực marketing, Share of Voice (SOV) là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiện diện của thương...
Xem thêm
Heatmap là gì? Cách ứng dụng Heatmap trong SEO

Heatmap là gì? Cách ứng dụng Heatmap trong SEO

Trong thế giới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), hiểu rõ hành vi của người dùng là chìa khóa để đạt được thứ...
Xem thêm
Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing thành công

Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing thành công

Khi mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, Affiliate Marketing  hay tiếp thị liên kết – đã trở thành một khái niệm quen thuộc...
Xem thêm
Traffic là gì? Cách tăng Traffic cho Website hiệu quả

Traffic là gì? Cách tăng Traffic cho Website hiệu quả

Traffic đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một website và là yếu tố then chốt trong chiến lược marketing trực...
Xem thêm
Technical SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu Technical SEO cho Website

Technical SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu Technical SEO cho Website

Quá trình SEO website thường được chia thành 3 mảng chính: SEO Onpage, SEO Offpage và Technical SEO. Trong đó, Technical SEO là yếu tố...
Xem thêm

Buy Private Socks5 & HTTP proxies

Proxies for many purpose such as adsvertising, marketing, data crawl, ...

BUY PROXY V6 V4

Lựa chọn của người biên tập

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Nội dungPhần trăm giảm giá là gì?Cách tính phần trăm giảm giáCách tính số tiền…
Xem thêm