Thiết kế website công ty hấp dẫn và độc đáo luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing và bán hàng trực tuyến thành công. Khi website được thiết kế đẹp, chú trọng trải nghiệm người dùng sẽ làm tăng giá trị cảm nhận cho sản phẩm của bạn. Cho dù doanh nghiệp sắp xây dựng mới website thương mại điện tử hay nghĩ đến việc thiết kế lại website hiện tại, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 15 mẹo thiết kế website ngành thương mại điện tử hiệu quả, đồng thời cũng giới thiệu dịch vụ thiết kế web công ty uy tín, chuyên nghiệp dành cho bạn.
1. Luôn đặt người dùng lên đầu
Từng chi tiết trong thiết kế website thương mại điện tử của bạn, từ trang sản phẩm, hình ảnh sản phẩm tương ứng, biểu mẫu liên hệ đến trang thanh toán đều góp phần vào quyết định mua hàng của người dùng. Trải nghiệm người dùng là điều cốt lõi để biến người truy cập thành khách hàng và biến khách hàng thành khách hàng trung thành. Nếu bạn không chắc trang web của mình có trải nghiệm người dùng tốt hay không, hãy đặt mình vào vị trí của người xem và nhận ý kiến từ người khác để họ đánh giá website doanh nghiệp bạn về khả năng sử dụng, điều hướng, tính trực quan và sự hài lòng tổng thể.
2. Sử dụng thiết kế web đơn giản
Các trang web tối giản luôn được đánh giá hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh và đáng tin cậy hơn các website phức tạp. Nếu bạn muốn tối ưu hóa thiết kế website thương mại điện tử của mình để tăng khả năng chuyển đổi, bạn nên xem xét việc đơn giản hóa nó.
Thiết kế website đơn giản, dễ nhìn
Để thiết kế trang web thương mại điện tử trở nên tinh tế, đơn giản, hãy loại bỏ mọi thông tin dư thừa và sử dụng chủ đề thiết kế tối giản với nhiều khoảng trắng. Ví dụ trên cho thấy một website có giao diện cực kỳ đơn giản giúp khách truy cập đến các điểm chuyển đổi chính nhanh hơn. Không có liên kết, hình ảnh hoặc video gây mất tập trung. Lời kêu gọi hành động (CTA) cũng được xác định rõ ràng và thiết kế đơn giản mang lại cảm giác chuyên nghiệp.
3. Sử dụng nút xem giỏ hàng
Bạn có thể nhận thấy rằng hầu hết các trang web thương mại điện tử đều có một biểu tượng giỏ hàng nhỏ ở trên mỗi trang (thông thường sẽ là góc trên cùng bên phải), cho phép người dùng dễ dàng xem các mặt hàng họ đã thêm vào giỏ hàng của mình. Đây là một trong những yếu tố thiết kế web thương mại điện tử quan trọng nhất.
Việc hiển thị nút này mọi lúc trong khi khách hàng đang mua sắm trực tuyến đã được chứng minh là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ cần đảm bảo biểu tượng thế hiện số lượng sản phẩm được thêm vào giỏ được cập nhật theo thời gian thực, và là biểu tượng dễ nhận biết như giỏ hàng hoặc túi mua hàng. Hãy làm cho nó nổi bật bằng cách sử dụng màu sáng nổi bật trên nền. Nó cũng phải lớn hơn các nút khác nhằm giúp người dùng dễ tìm nhất, tạo trải nghiệm thương mại điện tử tốt hơn cho khách hàng của mình.
4. Hãy trung thực về giá cả
Trung thực luôn là chính sách tốt nhất. Khi thiết kế website thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đừng cố giấu thông tin hoặc khiến khách truy cập khó tìm thấy giá cả trên trang web của bạn. Thay vào đó hãy đặt nó ở đâu đó dễ tìm và đơn giản để hiểu. Quy tắc này cũng áp dụng cho vận chuyển. Hãy luôn thông báo trước về chi phí vận chuyển cho sản phẩm của bạn cũng như các chính sách vận chuyển mà khách hàng có thể cần biết.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hiển thị thông tin giao hàng quá muộn trong quá trình mua hàng sẽ dẫn đến tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng tăng lên. Đảm bảo khách hàng của bạn có thể thấy tổng chi phí của một sản phẩm, bao gồm phí vận chuyển, trước khi mua hàng.
5. Thêm các đánh giá hoặc lời chứng thực (testimonials)
Theo thống kê của BrightLocal, 98% người mua sắm trực tuyến cho biết họ thường xuyên đọc đánh giá của khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm. Bạn có thể sử dụng số liệu thống kê hữu ích này để tạo lợi thế cho mình bằng cách bao gồm các đánh giá và lời chứng thực ngay trên trang web của mình.
Một chiến lược thiết kế web thương mại điện tử hiệu quả là bạn nên thêm các đánh giá cụ thể về dịch vụ/sản phẩm ngay dưới phần mô tả từng sản phẩm của bạn. Nếu bạn không có nhiều sản phẩm khác nhau, bạn cũng có thể xây dựng một trang hoàn toàn riêng biệt trên website của mình để đánh giá và chứng thực.
6. Thiết kế menu điều hướng (Navigation menu)
Các thanh menu cho phép người dùng dễ dàng điều hướng các trang trên website của công ty để tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Menu sẽ xuất hiện trên tất cả các trang để dễ dàng tối đa, tốt nhất là trên đầu trang. Đôi khi, các thanh menu nằm dọc theo phía bên trái của trang để vẫn phù hợp với bố cục F-pattern. Nếu bạn có nhiều danh mục và trang khác nhau trên trang web của mình, bạn có thể sử dụng menu thả xuống để sắp xếp chúng dễ dàng hơn mà không gây cảm giác quá tải.
Navigation menu giúp khách hàng dễ dàng thấy những gì họ tìm kiếm
7. Luôn thêm thanh tìm kiếm ở đầu trang (Search bar)
Nhiều khách truy cập website của bạn có thể đã nghĩ đến một sản phẩm cụ thể khi họ vào trang web. Việc có một thanh tìm kiếm cho phép họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà họ nghĩ đến mà không cần phải cuộn qua các trang thông tin mà mình không quan tâm.
Nếu người dùng không thể nhanh chóng tìm ra cách tìm kiếm sản phẩm họ muốn trên website của doanh nghiệp bạn, thì khả năng cao họ sẽ tìm đến nơi khác để tìm sản phẩm đó. Đây là lý do vì sao thanh tìm kiếm của bạn sẽ xuất hiện gần đầu trang web của bạn, thường là ở góc bên phải, để giúp tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể.
8. Cho phép người dùng lọc (Filter) sản phẩm
Cung cấp bộ lọc giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng nhu cầu
Bạn có thể cải thiện khả năng tìm kiếm của trang web thương mại điện tử bằng cách cung cấp các bộ lọc (Filter). Chẳng hạn như khi người dùng đang tìm kiếm một đôi giày họ yêu thích, nhưng trong trang web có quá nhiều mẫu mã và kích cỡ khiến họ bối rối. Lúc này bộ lộc sẽ phát huy tối đa chức năng của nó, giúp người dùng tìm thấy kích cỡ của đôi giày mình nhắm đến dễ dàng hơn. Điều này cho phép người dùng tìm kiếm trên trang web của bạn sản phẩm họ muốn đồng thời đảm bảo kết quả họ thấy càng cụ thể càng tốt với những gì họ muốn. Các bộ lọc tìm kiếm phổ biến bao gồm kích thước, màu sắc, thương hiệu và giá cả.
9. Sử dụng bố cục lưới (Grid layout)
Bố cục kiểu lưới (Grid layout) có xu hướng tốt nhất cho các trang web nói chung và trang thương mại điện tử nói riêng. Khi người dùng đang lướt xem các sản phẩm, tốt nhất là giữ chúng trong các hàng và cột có tổ chức. Không nên nhồi nhét quá nhiều sản phẩm khác nhau trong một hàng. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên có ba hoặc bốn sản phẩm mỗi hàng để làm cho các trang danh mục sản phẩm của bạn hấp dẫn về mặt hình ảnh. Giữ nhiều khoảng trắng xung quanh mỗi mặt hàng giúp mọi người có không gian dễ thở và cho phép họ phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm.
10. Để lại thông tin liên hệ
Website nên có mục Liên hệ với chúng tôi cho khách hàng khi cần
Nếu khách hàng có câu hỏi hoặc thắc mắc khi xem website của bạn, họ có thể sẽ tìm kiếm trang “Liên hệ với chúng tôi (Contact us)” hoặc cuộn xuống cuối trang chủ để tìm kiếm thông tin liên hệ. Có rất nhiều tùy chọn cho việc này, chẳng hạn như địa chỉ email, số điện thoại, giờ hoạt động, biểu mẫu liên hệ cho phép người dùng gửi trực tiếp hoặc thậm chí gửi tin nhắn Facebook trực tiếp đến công ty của bạn thông qua website.
11. Phương thức thanh toán đa dạng, thao tác dễ dàng
Một quy trình thanh toán phức tạp có thể dẫn đến tỷ lệ từ bỏ mua hàng rất cao. Có một số cách dễ dàng để đơn giản hóa quy trình thanh toán trên trang web thương mại điện tử của bạn. Thứ nhất, cho phép người dùng thanh toán với tư cách khách do nhiều người trở nên nghi ngờ khi người dùng cần quá nhiều thông tin để mua hàng. Và, việc phải tạo toàn bộ tài khoản trên website của bạn có thể khiến họ bỏ đi nhanh hơn. Bạn có thể thêm lựa chọn chỉ yêu cầu những thông tin như địa chỉ giao hàng, tên và thông tin thanh toán.
Phương thức thanh toán đa dạng, thao tác dễ dàng
Ngoài ra, hãy đảm bảo nêu rõ các cổng thanh toán của bạn và các tùy chọn thanh toán phổ biến, đa dạng: Sử dụng thẻ tín dụng, PayPal, ZaloPay, Momo, chuyển khoản ngân hàng, COD (Cash on delivery)…
12. Website thân thiện với đa thiết bị
Hơn 50% tất cả các website được mở từ thiết bị di động. Và tỷ lệ đó dự kiến sẽ tăng lên khi điện thoại thông minh và máy tính bảng trở nên tiên tiến hơn. Việc không tối ưu hóa thiết kế web thương mại điện tử của bạn để sử dụng trên thiết bị di động là một trong những sai lầm lớn nhất mà doanh nghiệp bạn có thể mắc phải. Trên thực tế, Google nhận thấy tầm quan trọng của việc các website thân thiện với thiết bị di động đến mức họ đã đưa ra một thuật toán đặc biệt dành cho nó – Mobilegeddon.
Hãy đảm bảo kích thước hình ảnh, CTA và giao diện của bạn hoạt động trên tất cả các nền tảng khác nhau. Khi thuê ngoài để xây dựng website, bạn để xuất với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty về việc Responsive để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mọi khách hàng ở mọi nền tảng.
13. Đừng quên mục FAQ
Bạn mệt mỏi vì phải trả lời các câu hỏi của khách hàng liên tục? Nếu như vậy thì việc thêm một trang FAQ (Các câu hỏi thường gặp) sẽ là giải pháp lý tưởng, đồng thời nó cũng xây dựng niềm tin cho khách hàng tiềm năng rằng bạn hiểu đầy đủ về sản phẩm của chính mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho đôi bên, khi khách hàng có thắc mắc, họ sẽ vào mục FAQ để xem và nhận được giải đáp thích đáng, chứng tỏ bạn có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
14. Xây dựng thương hiệu nhất quán
Thương hiệu nhất quán trên tất cả các trang của website bạn giúp doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Đảm bảo rằng biểu trưng của công ty bạn hiển thị xuyên suốt trên website, giữ cho bảng phối màu và phông chữ nhất quán, phù hợp với thương hiệu. Ngoài ra, việc duy trì cùng một menu điều hướng và sơ đồ thiết kế trên tất cả các trang sẽ hiển thị một hình ảnh nhất quán và đáng tin cậy.
15. Giữ văn bản ở mức tối thiểu
Khi khách truy cập vào trang thương mại điện tử của bạn nghĩa là họ đang quan tâm đến đến sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải để đọc một cuốn tiểu thuyết (trừ khi bạn đang bán tiểu thuyết). Thông thường, người dùng Internet sẽ dành ra 10 giây để xem một website, vì khoảng thời gian chú ý của họ ngắn nên các khối văn bản lớn, dày đặc chữ có thể gây khó chịu.
Hãy cố gắng giữ tất cả văn bản trên website của bạn, bao gồm cả mô tả sản phẩm, càng ngắn gọn càng tốt. Sắp xếp thông tin thành các đoạn văn ngắn, gạch đầu dòng. Ngoài ra, Infographics cũng là một cách để làm thông tin dễ đọc hơn và tăng khả năng thu hút khách hàng.
Proxyv6.net chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, tối ưu chi phí cùng thời gian xây dựng nhanh chóng. Đơn vị luôn đề xuất các giải pháp công nghệ tốt nhất để mang lại giá trị cho khách hàng. Dựa trên yêu cầu của khách hàng, các chuyên gia phát triển website của Proxyv6.net sẽ tạo ra các sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp tuyệt đẹp, kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc nội dung và chức năng của trang, làm cho trang thương mại điện tử của bạn trở nên khác biệt và nổi bật so với đối thủ cùng ngành.
Lời kết
Khi nói đến việc xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công, thiết kế là một trong những điều quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị cần xem xét. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 15 mẹo thiết kế website ngành thương mại điện tử hiệu quả, tăng trải nghiệm người dùng. Nếu bạn đang tìm dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Proxyv6.net để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Mẹo thiết kế Web công ty ngành thương mại điện tử và các nội dung bài viết liên quan trong mục khác về các mẹo hướng dẫn hữu dụng tại đây: “Dịch vụ marketing”
Để có thể mua Proxy cho IPv6 bạn có thể mua tại website proxyv6.net.