15/09/2022 | Võ Thành Nhân

Để quản lý cấu trúc đường link của bài viết, chuyên mục trong WordPress thì bạn cần truy cập vào Cài đặt (Settings) -> Đường dẫn tĩnh (Permalink) để có thể thiết lập chúng.

Đường dẫn tĩnh hay chính là địa chỉ của bài viết, chuyên mục, tag, page,…Nói chung là nó cũng có ảnh hưởng đến SEO Onpage nên bạn cần thiết lập sao cho đường dẫn nó ngắn gọn, rõ ràng.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn hiểu được các mục trong phần cài đặt để bạn có thể tùy chỉnh cho web của mình.

Lưu ý: Bạn nên thiết lập đường dẫn tĩnh ngay từ đầu trước khi khai báo với Google. Bởi khi Google đã index web của bạn rồi mà bạn lại thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến SEO nếu không biết chuyển hướng link đúng cách.

đường dẫn tĩnh wordpress

Trong mục cài đặt này gồm có các mục cài đặt bạn cần hiểu như sau:

Cài đặt thông dụng

  • Bản thô (Default): Cấu trúc đường dẫn mặc định.
  • Ngày và tiêu đề (Day and name): Cấu trúc đường dẫn gồm ngày tháng năm đăng bài và tên bài viết.
  • Tháng và tiêu (Month and name): Cấu trúc đường dẫn gồm tháng năm đăng bài và tên bài viết.
  • Dạng số (Numeric): Cấu trúc đường dẫn hiển thị ID của bài viết.
  • Tên bài (Post name): Cấu trúc đường dẫn chỉ hiển thị tên bài viết.
  • Tùy biến (Custom Structure): Cấu trúc đường dẫn tùy biến. Xem thêm ở mục Cấu trúc đường dẫn Custom Structure bên dưới để biết cách tự cấu hình.

Tùy chọn thêm

  • Cơ sở cho Chuyên mục (Category base): Cấu trúc đường dẫn cho chuyên mục. Mặc định nếu bạn để trống thì đường dẫn của nó sẽ có dạng domain.com/category/ten-chuyen-muc, nếu bạn điền vào là chuyen-muc thì đường dẫn mới sẽ là domain.com/chuyen-muc/ten-chuyen-muc.
  • Cơ sở của Thẻ (Tag base): Cấu trúc đường dẫn cho thẻ (tag). Mặc định khi để trống thì đường dẫn sẽ là domain.com/tag/ten-the nếu điền vào là the thì đường dẫn sẽ là domain.com/the/ten-the.

Cấu trúc đường dẫn trong mục Custom Structure

Trong mục này giúp bạn tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn cho bài viết theo ý thích. Cấu trúc đường dẫn được thiết lập dựa theo từ khóa cấu trúc được bao bởi ký tự %.

Dưới đây là một số từ khóa cấu để bạn tham khảo:

  • %second% – Giây đăng bài viết
  • %minute% – Phút đăng bài viết
  • %hour% – Giờ đăng bài viết
  • %day% – Ngày đăng bài viết
  • %monthnum% – Tháng đăng bài viết
  • %year% – Năm đăng bài viết
  • %post_id% – ID của bài viết
  • %postname% – Tên của bài viết. Nó sẽ chuyển tiêu đề bài viết thành đường dẫn có dạng “tieu-de-bai-viet”
  • %category% – Tên category chứa bài viết. Nếu có trên 2 category thì nó sẽ chọn category bạn set là Primary
  • %author% – Tên tác giả của bài viết

Ví dụ bạn muốn thiết lập đường dẫn như của mình là domain.com/ten-chuyen-muc/ten-bai-viet.html thì bạn điền vào ô Tùy biến (Custom Structure) là /%category%/%postname%.html

Thông thường, để đường dẫn bài viết ngắn gọn và phù hợp với SEO thì mình thường điền vào ô đường dẫn tùy biến là /%postname%.html.

Hướng dẫn fix lỗi 404 Not Found khi truy cập bài viết trong WordPress - Công Ty TNHH 7Host Việt Nam

Sẽ có lúc bạn gặp lỗi 404 trong WordPress khi thay đổi thiết lập đường dẫn tĩnh, lỗi này liên quan đến file .htacess chưa được thay đổi cho phù hợp.

Cách để khắc phục lỗi này dễ dàng và nhanh nhất bạn chỉ cần truy cập vào Cài đặt (Settings) -> Đường dẫn tĩnh (Permalink) sau đó không cần thay đổi gì hết bạn chỉ cần bấm vào Lưu thay đổi (Save Changes).

Nếu như làm như trên mà tình hình chưa thay đổi thì có thể do file .htacess của bạn không có quyền chỉnh sửa. Bạn phải truy cập vào trình quản lý file FTP rồi thiết lập quyền chmod 777 cho file .htacess và làm lại như trên.

Hoặc bạn có thể sửa file .htacess trực tiếp trong FTP và thêm đoạn code sau vào file .htacess.

# BEGIN WordPress
<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
</IfModule>
# END WordPress

Như vậy là bạn đã biết thiết lập đường dẫn tĩnh và sửa lỗi 404 trong WordPress nếu chẳng may gặp phải rồi nhé.

Như vậy, bạn học tới đây là đã biết và biết cách sử dụng WordPress cơ bản rồi đó. Bài tiếp theo, bạn sẽ phải tìm hiểu xem để tạo trang web cho mọi người có thể truy cập được sẽ cần những gì.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác về các mẹo hướng dẫn hữu dụng tại đây: “Hướng dẫn”

Tags: link , seo , Wordpress ,

Bài viết khác

Review về Fplus: Phần mềm chăm sóc Facebook tự động

Review về Fplus: Phần mềm chăm sóc Facebook tự động

Bạn đang tìm kiếm giải pháp chăm sóc Facebook tự động và hiệu quả? Fplus là phần mềm chuyên dụng giúp tự động hóa và...
Xem thêm
Top 3 phần mềm Facebook Marketing Free tốt nhất 2025

Top 3 phần mềm Facebook Marketing Free tốt nhất 2025

Facebook đã trở thành nền tảng không thể thiếu trong các chiến lược marketing hiện đại, nhờ vào lượng người dùng khổng lồ và khả...
Xem thêm
Acc clone Facebook là gì? Hướng dẫn nuôi acc clone Facebook

Acc clone Facebook là gì? Hướng dẫn nuôi acc clone Facebook

Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, "acc clone Facebook" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc với nhiều người dùng. Đây...
Xem thêm
Tool Telegram là gì? Top những Tool Telegram trong marketing

Tool Telegram là gì? Top những Tool Telegram trong marketing

Trong kỷ nguyên số, Telegram không chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn là nền tảng mạnh mẽ để xây dựng cộng đồng...
Xem thêm
GetNada là gì? Cách tạo Email tạm thời nhanh chóng

GetNada là gì? Cách tạo Email tạm thời nhanh chóng

GetNada là một dịch vụ cung cấp email tạm thời miễn phí, giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư và tránh spam khi đăng ký...
Xem thêm

Buy Private Socks5 & HTTP proxies

Proxies for many purpose such as adsvertising, marketing, data crawl, ...

BUY PROXY V6 V4

Lựa chọn của người biên tập

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Nội dungCấu trúc đường dẫn trong mục Custom Structure Lỗi 404 trong WordPress khi thiết lập…
Xem thêm