Bạn đã từng nghe về Proxy nhưng băn khoăn không biết Proxy là gì, có công dụng ra sao, cách cài đặt như thế nào,… Hãy cùng Proxyv6 tham khảo proxy là gì và tất tật thông tin về proxy qua bài viết dưới đây.
Proxy là gì?
Proxy là tên gọi tắt của Proxy Server, máy chủ Proxy. Nó có nhiệm vụ như một chiếc cầu nối giữa người dùng với Internet đảm bảo sự an toàn, hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu khi hỏi về Proxy là gì, bạn có thể trả lời là sản phẩm trung gian giữa người dùng Internet với máy chủ.Proxy gồm có IP và 1 cổng truy cập.
Cách thức hoạt động của Proxy
Bên cạnh câu hỏi Proxy là gì, không ít người khi được hỏi cách thức hoạt động của Proxy như thế nào thường không biết trả lời. Cách thức hoạt động của máy chủ Proxy khá đơn giản.
Bạn phải hiểu rằng, mỗi máy tính trên Internet đều sẽ có một địa chỉ giao thức riêng, địa chỉ này thường gọi là IP. Đây giống như một địa chỉ của nhà bạn. Hãy thử tưởng tượng mỗi khi bạn mua gì đó và người ta giao hàng đến địa chỉ nhà bạn thì cách thức hoạt động giữa máy tính của bạn với máy chủ Proxy cũng tương tự như vậy.
Nghĩa là khi máy tính kết nối Internet và bạn thực hiện một thao tác yêu cầu tìm kiếm, duyệt web nào đó. Yêu cầu lúc này sẽ được gửi đến máy chủ Proxy, máy sẽ thay bạn thực hiện yêu cầu bằng cách thu thập phản hồi từ máy chủ. Sau đó, nó sẽ chuyển tiếp dữ liệu trang web đến lại địa chỉ IP cho bạn. Lúc này, bạn mới thu thập được dữ liệu web vừa tìm kiếm trước đó.
Thử hình dung, bạn seach một cụm từ “Proxy là gì“, máy chủ Proxy sẽ là nơi tiếp nhận yêu cầu về từ khoá này. Nó sẽ tiếp nhận, yêu cầu tìm kiếm và phản hồi từ máy chủ gửi đến IP của bạn. Máy chủ Proxy sẽ khéo léo bảo mật địa chỉ IP của bạn và máy chủ web sẽ không biết bạn là ai, đang ở đâu trên thế giới.
Chức năng và ưu điểm của Proxy
Chức năng chính của Proxy là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn đọc có thể tham khảo một số chức năng chính của Proxy dưới đây:
Bảo mật địa chỉ IP truy cập của người dùng
Giấu địa chỉ IP truy cập của người dùng truy cập Internet trên máy tính là một trong những chức năng chính của Proxy. Điều này sẽ giúp cho việc truy cập web của bạn trở nên an toàn hơn. Các website bạn truy cập, tìm hiểu thông tin sẽ không biết được địa chỉ IP của bạn đang dùng ở đâu.
Kết nối với các website ở nước ngoài
Một điều thú vị nữa của Proxy là có thể giúp bạn truy cập địa chỉ website ở nước ngoài. Ví dụ như một trang web nào đó ở nước ngoài chỉ cho phép người dùng tại nước đó truy cập thì lúc này Proxy sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình. Một Proxy tại quốc gia có địa chỉ IP được quyền truy cập sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn, sau đó chuyển địa chỉ IP máy tính thành IP Proxy. Và bạn sẽ được quyền truy cập thành công.
Ngăn chặn những website mang tính rủi ro
Proxy sẽ thông qua địa chỉ IP chặn các website không an toàn về bảo mật. Từ đó, giúp bạn khi truy cập internet tìm kiếm thông tin tránh nguy cơ bị vi rút hoặc đánh cắp thông tin.
Một số ưu điểm nổi bật của Proxy
Máy chủ Proxy được thiết lập, vận hành với nhiều ưu điểm như:
- Đảm bảo việc truy cập web của người dùng an toàn hơn bằng cách chặn những nội dung xấu trên internet.
- Các thông tin các nhân được giữ kín nhờ máy chủ Proxy giấu đi địa chỉ IP máy tính cuả người dùng.
- Có thể truy cập các nội dung bị chặn, các trang web nước ngoài tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế của Proxy.
- Phù hợp với nhiều Doanh nghiệp dùng Proxy để ngăn chặn, cách ly hay theo dõi việc tuy cập internet của các máy nội bộ.
Phân loại Proxy
Các proxy thường gặp có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của proxy:
Theo mục đích sử dụng
Proxy Web (HTTP Proxy): Chỉ xử lý các yêu cầu HTTP (truy cập web) và thường được sử dụng để ẩn danh khi duyệt web hoặc bỏ qua các trang web bị chặn.
Proxy HTTPS (SSL Proxy): Tương tự như HTTP proxy nhưng có thêm khả năng mã hóa SSL/TLS, giúp bảo mật các giao dịch và thông tin khi duyệt web.
Proxy SOCKS: Là proxy hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau, bao gồm HTTP, FTP, SMTP và POP3. Proxy SOCKS rất linh hoạt và thường được sử dụng trong các tình huống yêu cầu xử lý nhiều loại giao thức.
Proxy FTP: Được tối ưu hóa cho các kết nối FTP (File Transfer Protocol), thường được dùng để chia sẻ và truyền tải dữ liệu qua giao thức FTP.
Theo mức độ ẩn danh
Transparent Proxy (Proxy trong suốt): Không ẩn thông tin của người dùng. Nó chuyển tiếp thông tin mà không thay đổi IP người dùng, và thường được sử dụng trong các mạng nội bộ để giám sát hoặc lọc nội dung.
Anonymous Proxy (Proxy ẩn danh): Ẩn địa chỉ IP của người dùng, nhưng vẫn tiết lộ rằng một proxy đang được sử dụng. Loại proxy này giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng mà không che giấu việc sử dụng proxy.
High Anonymity Proxy (Proxy ẩn danh cao): Hoàn toàn ẩn danh, không tiết lộ rằng một proxy đang được sử dụng và không chia sẻ thông tin về người dùng. Đây là loại proxy bảo mật nhất và thường được dùng cho các hoạt động yêu cầu mức độ ẩn danh cao.
Theo cách thức hoạt động
Forward Proxy (Proxy chuyển tiếp): Là proxy mà người dùng yêu cầu truy cập từ bên ngoài hệ thống. Proxy này sẽ làm nhiệm vụ thay mặt người dùng kết nối đến các máy chủ mục tiêu và gửi lại phản hồi.
Reverse Proxy (Proxy đảo ngược): Là proxy nằm giữa người dùng và một hoặc nhiều máy chủ, giúp ẩn đi địa chỉ của các máy chủ thực. Reverse proxy thường được sử dụng bởi các công ty để bảo vệ các máy chủ nội bộ, phân tải và cải thiện hiệu suất.
Theo tính chất kết nối
Residential Proxy (Proxy cư dân): Các proxy này sử dụng địa chỉ IP của các hộ gia đình thực tế. Chúng rất khó bị phát hiện bởi các hệ thống chống bot vì địa chỉ IP này trông giống như một người dùng bình thường.
Datacenter Proxy (Proxy trung tâm dữ liệu): Được cấp phát từ các trung tâm dữ liệu và có địa chỉ IP riêng biệt với các hộ gia đình thực tế. Chúng thường nhanh hơn nhưng dễ bị các hệ thống chống bot phát hiện hơn.
Mobile Proxy (Proxy di động): Sử dụng các IP của các thiết bị di động. Loại proxy này đặc biệt hữu ích khi bạn cần giả lập hành vi của người dùng di động.
Theo cấu hình
Dedicated Proxy (Proxy dành riêng): Proxy này được dành riêng cho một người dùng hoặc một tổ chức, giúp bảo mật và hiệu suất cao hơn do không phải chia sẻ với người dùng khác.
Shared Proxy (Proxy chia sẻ): Là loại proxy mà nhiều người dùng có thể sử dụng chung một địa chỉ IP, dẫn đến khả năng thấp hơn về tốc độ và bảo mật.
Theo loại IP
Static Proxy (Proxy tĩnh): Địa chỉ IP của proxy không thay đổi, có thể giúp bạn duy trì kết nối ổn định và có thể sử dụng lâu dài cho các hoạt động cần tính ổn định cao.
Dynamic Proxy (Proxy động): Địa chỉ IP của proxy thay đổi thường xuyên, giúp bảo vệ tính ẩn danh của người dùng và tránh bị chặn hoặc phát hiện.
Mỗi loại proxy có ưu và nhược điểm riêng và phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau, từ bảo vệ quyền riêng tư đến việc tránh các hạn chế địa lý hoặc cải thiện hiệu suất mạng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về proxy là gì và toàn bộ kiến thức về proxy. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức cần biết. Để có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác về Proxy bạn hãy tham khảo ở chuyên mục này: “Học viện Proxy“