22/11/2022 | Thương Trần

Chọn tên miền cho site thế nào để vừa có thể phát triển được thương hiệu và dễ để mở rộng quy mô sau này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tên miền là gì cũng như hướng dẫn chọn domain hiệu quả cho website.

(Domain) Tên miền là gì?

Domain (tên miền) là địa chỉ online dẫn người dùng đến website/blog của bạn. Để dễ hiểu thì bạn cứ liên tưởng đến việc ai đó đang tìm gặp bạn thông qua địa chỉ nhà.

Cấu tạo của domain (ví dụ: blog.via902.net) sẽ bao gồm: tên thương hiệu (blog.via902) + đuôi tên miền (.net)

Domain có những dạng đuôi nào?

  • .COM là phổ biến, chuyên nghiệp, nhiều người sử dụng nhất, nên bạn hãy ưu tiên loại đuôi này đầu tiên
  • .NET + .ORG cũng là 1 sự lựa chọn thích hợp nếu domain .COM đã bị người khác mua
  • .IO là loại domain “sang chảnh”, dễ nhớ đang được các startup công nghệ rất ưa chuộng
  • .AI là domain dành cho các website liên quan tới trí tuệ nhân tạo
  • .VN và .COM.VN là đuôi domain được các website có content thuần Việt sử dụng nhiều nhưng giá khá đắt
  • .BLOG và .ME là đuôi domain có thể mua để làm blog cá nhân
  • .EDU.VN là đuôi domain dành cho các website liên quan đến giáo dục
  • Ngoài ra còn có rất nhiều loại domain khác như .BLOG, .SHOP, .CLUB, .STORE, .CC… nhưng ít ai sử dụng

Nên chọn dạng domain nào? 

Ưu tiên domain .COM, sau đó đến .NET và .ORG.

Domain có ảnh hưởng đến SEO? 

Domain chỉ giúp bạn trong việc làm thương hiệu để người dùng dễ nhớ đến và Google không dựa vào domain để làm tiêu chí đánh giá xếp hạng.

Với những bạn mới làm website thì khâu lựa chọn tên và đuôi cho domain tưởng như dễ nhưng lại là khâu đau đầu nhất. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề như:

  • Mua domain ở đâu uy tín, chất lượng và giá phải chăng?
  • Đặt tên miền thế nào để tốt cho SEO?
  • Có nên dùng từ khóa chính website cho domain?
  • Đặt tên domain thế nào để dễ ghi nhớ thương hiệu?

Bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách đặt tên miền thật chuẩn giúp phát triển website/blog và branding hiệu quả lâu dài.

Mua domain ở đâu?

Để mua được domain, bạn cần có tài khoản thanh toán online. Ít nhất là thẻ visa/master hoặc đăng ký Paypal. 

Dưới đây là 1 số trang web uy tín mà bạn có thể mua domain cả trong và ngoài nước.

Nhà cung cấp tên miền nước ngoài

Một vài website đăng ký tên miền từ nước ngoài mà bạn có thể lựa chọn như:

  • Namecheap (Mình hay mua ở đây)
  • Godaddy
  • Namesilo
  • Domain.com
  • Name.com

Ưu điểm khi sử dụng nhà cung cấp domain nước ngoài:

  • Nhiều khuyến mãi trong năm
  • Thanh toán nhanh gọn lẹ bằng Paypal

Nhược điểm:

  • Không mua được những đuôi domain như .vn và .com.vn

Nhà cung cấp tên miền trong nước

Một số website mua tên miền trong nước bạn có thể tham khảo như:

  • Inet
  • Pavietnam
  • Matbao

Khi bạn đã quyết định lựa chọn nhà cung cấp tên miền tại Việt Nam thì nên biết được những ưu và nhược điểm còn tồn tại sau.

Ưu điểm:

  • Mua được mọi đuôi tên miền, trong đó có cả .vn và .com.vn
  • Thanh toán đa dạng

Nhược điểm:

  • Ít khuyến mãi
  • Đôi khi còn yêu cầu xác nhận danh tính
  • Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi từ luật an ninh mạng

Tên domain có là tiêu chí SEO không?

Nhiều bạn lại có tư duy về việc chọn domain có đuôi .COM sẽ giúp cho việc SEO dễ hơn.

Google chỉ dựa vào độ mạnh của domain để xếp hạng từ khóa, mà độ mạnh này sẽ được biểu thị bằng quá trình phát triển website đó. Còn ban đầu, mọi domain đều được đánh giá như nhau, quan trọng là bạn sẽ làm gì với domain đó để lên top.

Nếu bạn có search 1 từ khóa nào đó mà những kết quả hiển thị tự nhiên đầu tiên đều có đuôi .COM thì hiểu đơn giản vì đuôi này phổ biến và được sử dụng nhiều.

Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng tên miền nên kết hợp với từ khóa chính của site sẽ tốt cho SEO. Thật ra, việc này không cần thiết và cũng không phù hợp với bối cảnh hiện tại vì Google đã đưa ra thuật toán EMD từ năm 2012, để ngăn chặn các website kém chất lượng lại có thứ hạng tốt chỉ vì có từ khóa chính trùng khớp 100% với tên miền.

Tuy nhiên, việc có chứa từ khóa trong domain vẫn có thể giúp bạn triển khai SEO và tăng thứ hạng. Mình sẽ chia sẻ tiếp ở dưới đây.

Các dạng domain phổ biến

Trước khi đi đến các cách hướng dẫn chọn domain, thì mình sẽ đưa ra 4 dạng domain phổ biến mà bạn sẽ gặp thường xuyên.

Domain chứa toàn bộ tên từ khóa

diadiemanuong.com, muabandienthoai.com.vn, daotaoseo.com là những domain dạng này.

Tiếng Anh thì nó có tên là EMD (Exact Match Domain), nghĩa là tên domain chứa luôn từ khóa cần SEO và người làm website luôn nghiên cứu từ khóa cần SEO trước khi quyết định chọn tên domain, những từ khóa này thường có lượng tìm kiếm lớn.

Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu

Như mình đã chia sẻ thì trước đây việc đặt domain chứa từ khóa chính là yếu tố mà nhiều chuyên gia cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm nên đã có nhiều người quyết định theo dạng này. Vì vậy mà sau 1 thời gian nhiều site lớn đã phải đi đến quyết định đổi cả domain vì khó phát triển và mở rộng thương hiệu, hơn hết là thiếu chuyên nghiệp.

Domain chứa 1 phần từ khóa

Là những domain như: Blog.via902.net, hay brand lớn như dienmayxanh.com, thegioididong.com.

Đây là dạng domain chứa 1 phần là head keyword, phần còn lại là 1,2 từ gì đó không có trong từ khóa cần SEO, chủ yếu là tên gì đó có sức gợi nhớ cho khách hàng.

Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu

Dạng tên miền này có tên gọi tiếng Anh là PMD (Partial Match Domain). Xét về tiềm năng phát triển thương hiệu thì domain dạng này có thể xây dựng thương hiệu tốt hơn so với Exact Match Domain. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều thương hiệu lớn đặt domain theo dạng này.

Domain mang thương hiệu cá nhân

Đây là dạng tên miền có chứa tên thương hiệu cá nhân của người tạo ra blog.

Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu

Domain dạng cá nhân có tên quốc tế là PDM (Personal Domain Name), dùng để build thương hiệu cá nhân rất tốt. Ngoài ra, nếu bạn lấy thương hiệu cá nhân làm tên 1 thương hiệu công ty lớn nào luôn thì cũng thể sử dụng domain dạng này. Chẳng hạn như: mcdonalds.com hay louisvuitton.com

Domain thương hiệu business

Haravan.com, AccessTrade.com hay GTVSEO.vn đều là những domain thương hiệu, tên tiếng Anh là BDN (Branded Domain Name).

Các thương hiệu lớn sẽ xây dựng tầm ảnh hưởng của mình đối với khách hàng để khi ai đó nhắc đến tên miền thôi là biết website đó về chủ đề gì.

Ví dụ:

  • AccessTrade nhắc đến là biết đây là 1 affiliate network lớn và phổ biến nhất ở riêng Việt Nam
  • GTVSEO nhắc đến là biết đây là nơi chia sẻ rất nhiều kiến thức về SEO. Ngoài ra, còn có dịch vụ và các khóa học liên quan.

Domain thương hiệu  là 1 lựa chọn hàng đầu của các startup lớn nhỏ hiện tại, bời vì tính chuyên nghiệp của nó cao. Tên của domain đại diện cho cả 1 thương hiệu, chứ không phải là cá nhân người tạo ra thương hiệu đó.

Có nên sử dụng domain chính xác từ khóa?

Ở trên bạn đã biết được về 4 loại domain phổ biến, tiếp theo dưới đây mình sẽ đưa ra phân tích lần lượt từng loại và lời khuyên. Dựa vào định hướng của site cũng như quy mô mà bạn có thể lựa chọn được loại tên miền phù hợp.

Từ khóa trong domain đã không có ý nghĩa trong SEO

Như mình đã đề cập, trước năm 2012 thì các chuyên gia cho rằng domain chứa từ khóa rất có lợi cho SEO. Sau năm 2012 trở đi thì điều này đã không còn đúng và domain chứa từ khóa đã còn không còn ý nghĩa gì trong SEO.

Google hiện nay dựa phần lớn vào nội dung và trải nghiệm người dùng để đánh giá chất lượng và thứ hạng từ khóa. Vì vậy, việc lựa chọn domain có chứa hoàn toàn từ khóa là vô nghĩa.

Từ khóa chứa trong domain có nhiều điểm yếu

Mình sẽ lấy ví dụ sau đây để bạn thấy điểm yếu điểm của việc đặt tên miền có chứa từ khóa.

1 website có tên miền là thietkewebgiarenhat.com, có từ khóa “thiết kế web giá rẻ nhất” ở domain, nghĩa là website này đang làm dịch vụ thiết kế web.

Nếu nó đứng top thì đúng mục đích và thu hút được rất nhiều khách hàng cho chủ site. Nhưng trong tương lai muốn phát triển và mở rộng quy mô với những dịch vụ khác như content, facebook ads, quản lý website, SEO … thì việc sử dụng domain như trên đã không còn hợp lý.

Vì tên domain chỉ bao gồm lĩnh vực thiết kế website mà nay lại mở rộng ra thêm những dịch vụ không liên quan thì khó mà giữ vững được thương hiệu đã có từ trước.

Tóm lại tiềm năng phát triển thương hiệu của loại EMD là rất thấp. Domain chính là nơi đầu tiên giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Domain chứa 1 phần từ khóa thì sao?

Bạn có thể chọn dạng domain này nhưng hãy luôn lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Ưu tiên từ khóa chính, có lượng volume lớn
  • Từ khóa có thể mở rộng sau này, việc đặt domain dạng này không cần theo niche.

Ví dụ:

  • Từ khóa chính là “điện máy” và domain là dienmayxanh.com. Lúc này bạn có thể thoải mái bán những sản phẩm liên quan đến điện máy => nên chọn
  • Từ khóa chính là “máy giặt” và domain là maygiatxanh.com. Lúc này bạn chỉ có thể bán theo niche là máy giặt, và sau này muốn bán những thứ khác như máy lạnh, tủ lạnh thì “hơi khoai”.

Việc đặt tên domain dạng này có ưu điểm là khách hàng dễ ghi nhớ được thương hiệu và tìm kiếm đến website bạn khi cần. Vì họ chỉ cần nhìn tên là biết được lĩnh vực chính mà bạn đang phát triển là gì, từ đó dễ có được lòng tin và thương hiệu sẽ dễ viral hơn nữa.

Nghĩ lớn làm lớn thì luôn chọn domain thương hiệu

Đây là dạng domain nghĩ dễ nhưng mà lại khó. Bạn cần thời gian để giúp khách hàng ghi nhớ được thương hiệu, vì khá khó để khách hàng biết được lĩnh vực chính của website đang hướng đến qua tên miền.

Ngoài ra, khi bạn lựa chọn dạng tên miền này cũng nên lưu ý những brand domain ngắn gọn, dễ nhớ và phải phù hợp với sản phẩm/dịch vụ trên website.

Dạng domain thương hiệu này phù hợp nhất với website đang được build theo team.

Còn nếu bạn là cá nhân độc lập thì cứ dùng tên thương hiệu cá nhân để đặt, Personal Domain Name là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp này.

Kết

Tóm lại, việc chọn và đặt tên domain bạn lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Ưu tiên chọn đuôi .COM
  • Nên mua domain ở những nhà cung cấp quốc tế và nếu bạn muốn mua đuôi .VN hay .COM.VN thì nên lựa chọn thêm các dịch vụ tại Việt Nam
  • Domain không là tiêu chí đánh giá xếp hạng trong SEO nên việc đặt từ khóa chính 100% làm domain là vô nghĩa
  • Đặt tên ngắn, dễ nhớ, dễ nhận diện thương hiệu và mở rộng quy mô sau này

Ngoài ra, nếu bạn đã chọn được tên domain ưng ý thì nên mua luôn cả những đuôi tên miền còn lại, để tránh việc cạnh tranh không đáng có sau này.

Trên đây là tổng quan những gì bạn cần biết về tên miền cũng như hướng dẫn chọn domain giúp bạn có thể tự tin lựa chọn được tên miền phù hợp nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác về domain phát triển website, blog, thương hiệu bằng các bài viết khác ở chuyên mục này: “Công Nghệ”

Để có thể mua Proxy cho IPv6 bạn có thể mua tại website proxyv6.net.

Bài viết khác

Acc clone Facebook là gì? Hướng dẫn nuôi acc clone Facebook

Acc clone Facebook là gì? Hướng dẫn nuôi acc clone Facebook

Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, "acc clone Facebook" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc với nhiều người dùng. Đây...
Xem thêm
Tool Telegram là gì? Top những Tool Telegram trong marketing

Tool Telegram là gì? Top những Tool Telegram trong marketing

Trong kỷ nguyên số, Telegram không chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn là nền tảng mạnh mẽ để xây dựng cộng đồng...
Xem thêm
GetNada là gì? Cách tạo Email tạm thời nhanh chóng

GetNada là gì? Cách tạo Email tạm thời nhanh chóng

GetNada là một dịch vụ cung cấp email tạm thời miễn phí, giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư và tránh spam khi đăng ký...
Xem thêm
Hướng dẫn tải phần mềm Telegram TelePlus tiếng Việt trên máy tính

Hướng dẫn tải phần mềm Telegram TelePlus tiếng Việt trên máy tính

Bạn đang tìm kiếm một phần mềm Telegram với giao diện tiếng Việt và nhiều tính năng bổ sung hữu ích? TelePlus chính là giải...
Xem thêm
IP Location là gì? Hướng dẫn check IP Location nhanh chóng

IP Location là gì? Hướng dẫn check IP Location nhanh chóng

Trong bối cảnh số hóa ngày nay, việc hiểu vị trí của IP Location của bạn là quan trọng cho nhiều hoạt động trực tuyến...
Xem thêm

Buy Private Socks5 & HTTP proxies

Proxies for many purpose such as adsvertising, marketing, data crawl, ...

BUY PROXY V6 V4

Lựa chọn của người biên tập

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Croxyproxy Instagram là gì? Cách sử dụng Croxy Proxy Instagram

Nội dung(Domain) Tên miền là gì?Domain có những dạng đuôi nào?Nên chọn dạng domain nào? Domain…
Xem thêm