Facebook là nền tảng mạng xã hội phổ biến, được nhiều người lựa chọn để phát triển công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng công cụ phân tích của Facebook – Facebook Analytics để theo dõi các chỉ số và điều chỉnh chiến lược bán hàng.
Vậy Facebook Analytics là gì? Trong bài viết dưới đây, Blog Via902 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Facebook Analytics cũng như cung cấp tất tần tật các thông tin liên quan về công cụ hỗ trợ nhà bán hàng phổ biến này.
1.Facebook Analytics là gì?
Facebook Analytics là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Facebook nhằm giúp các nhà bán hàng trên nền tảng này nắm rõ được cách người tiêu dùng tương tác với những nội dung bán hàng trên fanpage của mình. Từ đó, các nhà bán hàng có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng để có thể tăng lượt tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.
Nói một cách dễ hiểu, Facebook Analytics là công cụ đo lường miễn phí và đáng tin cậy. Với Facebook Analytics việc lấy thông tin và phân tích các dữ liệu có sẵn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Facebook Analytics là gì?
2. Những tính năng của Facebook Analytics
Sau khi đã hiểu được khái niệm Facebook Analytics, hẳn các bạn đang thắc mắc công cụ hỗ trợ đo lường này có những tính năng gì đặc biệt mà nhiều người bán hàng sử dụng đến vậy. Dưới đây là một số tính năng chính của Facebook Analytics:
- Hiển thị các chỉ số, thông báo quan trọng trên trang fanpage bán hàng.
- Hỗ trợ người bán hàng xem biểu đồ phát triển fanpage.
- Cập nhật thông tin mới nhất về các nhóm khách hàng, đối tượng truy cập fanpage bán hàng.
- Thông báo nếu phát hiện có những thông tin bất thường trong dữ liệu của bạn.
3. Các chỉ số đo lường hiệu quả fanpage Facebook
3.1. Audience Engagement
Audience Engagement, còn được hiểu là Tương tác người dùng, là chỉ số tương tác của khách hàng đối với các nội dung trên fanpage bán hàng của người kinh doanh. Chỉ số tương tác được công cụ Facebook Analytics đo lường và hiển thị bao gồm lượt like, bình luận, lượt chia sẻ, lượt nhấn vào một bài viết.
Tỷ lệ tương tác được tính theo công thức sau: (Số lượt click + reaction + bình luận + share)/số lượt người xem bài
3.2. Reach/Impressions
Hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn, vì vậy bạn cần nắm chắc định nghĩa của chúng trước nhé. Impressions (Lượt hiển thị) được hiểu là số lần mà khách hàng nhìn thấy bài biết của bạn. Trong khi đó, Reach (Lượt tiếp cận) là số lượng người nhìn thấy bài viết của bạn.
Ví dụ, nếu bạn chia sẻ một bài viết và nó được hiển thị 1 lần tới 5 bạn nhóm A và hiển thị 2 lần tới 1 bạn nhóm B thì tổng Impressions là 7 lần và tổng Reach là 6.
3.3. Clicks to Web/app
Chỉ số tiếp theo được Facebook Analytics đo lường là chỉ số truy cập (Lượt click). Có nhiều lượt click khác nhau như click vào hình ảnh, click vào xem video và click vào website. Nhà bán hàng có thể đo lường mức độ quan tâm của khách hàng về sản phẩm của mình dựa vào tỷ lệ nhấp chuột của họ.
3.4. Audience Response Rate (Tỷ lệ phản hồi)
Audience Response Rate, còn được hiểu là Tỷ lệ phản hồi, là chỉ số đánh giá phản hồi của khách hàng về một CTA (call-to-action) cụ thể. Nó cũng thể hiện ở việc khách hàng tương tác qua lại với bạn trong các bài đăng. Việc người tiêu dùng bỏ thời gian để phản hồi lại nhà bán hàng chứng tỏ họ rất quan tâm tới sản phẩm và thương hiệu của bạn.
3.5. Negative feedback (Phản hồi tiêu cực)
Một trong những chỉ số đo lường về chất lượng fanpage của bạn là những phản hồi tiêu cực. Nếu bài viết của bạn nhận về nhiều phản hồi tiêu cực đến từ phía người tiêu dùng, bài viết đó sẽ dần giảm lượt hiển thị và lượt tiếp cận. Vì vậy, các nhà bán hàng cần phải giữ negative feedback ở mức thấp nhất có thể.
Các chỉ số đo lường hiệu quả Facebook Analytics
4. Những cách nâng cao các chỉ số trên Facebook
4.1. Chia sẻ nội dung có tương tác cao
Có thể nói, đối với những ai bán hàng trên Facebook thì thứ cần phải được chú ý và đầu tư nhiều nhất chính là nội dung được đăng tải trên fanpage bán hàng. Bạn cần phân tích các bài đăng để biết loại nội dung cho ra nhiều tương tác và loại nội dung nào không được hiệu quả. Từ đó, vạch ra kế hoạch nội dung cụ thể và hiệu quả để tăng lượt tương tác. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích để tìm kiếm các loại nội dung mới lạ khác.
4.2. Chạy quảng cáo Facebook
Chạy quảng cáo Facebook luôn là cách hiệu quả để nhà bán hàng tăng các chỉ số tiếp cận cho shop kinh doanh của mình.
- Bạn nên quảng cáo những bài viết quan trọng. Bài viết đó cần phải được tối ưu cả về nội dung và hình ảnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Reach tới những người dùng ít tương tác: Các bài đăng bán hàng của bạn có thể mất đi lượt tương tác qua thời gian. Vì vậy, chạy quảng cáo chính là giải pháp giúp bạn kéo thêm thật nhiều tương tác và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Chạy quảng cáo Facebook để nâng cao chỉ số
4.3. Tương tác với các nội dung người dùng tạo
Đây là một định dạng nội dung do chính người tiêu dùng trên mạng xã hội xây dựng và thường có liên quan tới thương hiệu hoặc sản phẩm nào đó. Các loại nội dung người dùng tạo phổ biến trong kinh doanh có thể kể đến như các bài đăng review, các bình luận feedback,… Nhà bán hàng cần tương tác với những nội dung đó để tăng các chỉ số trên Facebook.
4.4. Tăng tỷ lệ trả lời tin nhắn
Tốc độ trả lời tin nhắn cũng là một yếu tố giúp cho lượt tương tác cho kênh fanpage bán hàng của bạn tăng lên. Khi khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu cũng như sản phẩm, bạn hãy trả lời nhanh và cố gắng giải đáp hết tất cả thắc mắc của khách hàng. Điều này còn giúp bạn nhận về nhiều phản hồi tích cực.
5. Hướng dẫn sử dụng Facebook Analytics trên điện thoại
Facebook Analytics có nhiều lợi ích là vậy, thế nhưng bạn đã biết cách sử dụng chưa? Nếu chưa, hãy lướt xuống dưới để xem hướng dẫn sử dụng Facebook Analytics trên điện thoại nhé!
- Bước 1: Các bạn cài đặt ứng dụng Facebook Analytics về điện thoại
- Bước 2: Sau khi đã cài đặt thành công, bạn bắt đầu khởi động Facebook Analytics.
- Bước 3: Khi truy cập, hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn đăng nhập vào tài khoản Facebook hiện đang sử dụng không. Nếu có, bạn đăng nhập để tiếp tục.
- Bước 4: Sau đó, bạn chọn mục Get Started để tìm hiểu về ứng dụng. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn chọn các trang fanpage mà bạn đang quản lý.
Nhấn get started để bắt đầu sử dụng ứng dụng
- Bước 5: Hệ thống sẽ bắt đầu tiến hành tải dữ liệu về trang fanpage Facebook của bạn. Bạn có thể chọn biểu tượng dấu + để thêm các biểu đồ để có thể quản lý fanpage một cách dễ dàng hơn.
Hệ thống bắt đầu tải dữ liệu của fanpage Facebook để bạn theo dõi
Lưu ý: Nếu có thể thay đổi fanpage quản lý, bạn hãy chọn vào mục Tên trang Fanpage và lựa chọn một trang bán hàng khác mà bạn muốn theo dõi chỉ số nhé.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả Facebook Analytics dành cho các nhà bán hàng. Sapo hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích trong việc bán hàng của các bạn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn cách bán hàng online trên Facebook từ A tới Z để tìm hiểu thêm về các bán hàng trên Facebook hiệu quả nhé!